CÁCH CHĂM SÓC RĂNG CHO TRẺ

17/07/2020
Tin tức

Một điều chắc chắn là răng sữa sẽ không tồn tại mãi, tuy nhiên nó có tầm quan trọng như răng vĩnh viễn sẽ mọc sau này. Răng sữa sẽ giữ không gian mà răng vĩnh viễn cần để có thể mọc đúng vị trí, đồng thời cũng giúp trẻ có thể nói và ăn. 

Bắt đầu chăm sóc răng cho trẻ ngay khi răng mới bắt đầu mọc

Một điều chắc chắn là răng sữa sẽ không tồn tại mãi, tuy nhiên nó có tầm quan trọng như răng vĩnh viễn sẽ mọc sau này. Răng sữa sẽ giữ không gian mà răng vĩnh viễn cần để có thể mọc đúng vị trí, đồng thời cũng giúp trẻ có thể nói và ăn. Vì thế, việc giữ vệ sinh răng sữa là rất cần thiết.

Cho trẻ uống nước sau mỗi bữa ăn

Chỉ cần một ít nước sau mỗi bữa ăn cũng có thể rửa sạch răng cho bé, loại bỏ những thức ăn thừa trong miệng.

Tập cho bé đánh răng đúng cách

Đặt lòng bàn chải hướng về phía đường viền nướu một góc 45 độ so với răng, lắc nhẹ bàn chải. Chải từng nhóm răng, mỗi nhóm độ 2 – 3 cái, chải ba mặt răng: mặt ngoài (nhìn thấy khi há miệng), mặt trong và mặt nhai. Cha mẹ cần tiếp tục chải răng cho trẻ đến 9 – 10 tuổi, vì trẻ không có kỹ năng tự chải răng một cách hiệu quả trước độ tuổi này.

 

NHA KHOA PHÁP VIỆT QUẬN 9

 

Thường trẻ không thích kem đánh răng. Nhưng bạn đừng lo lắng, vì chính bàn chải (chứ không phải kem) mới làm sạch được các mảng bám trên răng. Nếu trẻ có thể sử dụng kem đánh răng, cha mẹ phải cẩn thận không cho trẻ nuốt kem. Nên sử dụng một lượng rất ít kem đánh răng (nhỏ bằng hạt đậu) để chăm sóc răng miệng cho trẻ.

Trẻ 1 tuổi (có 8 răng cửa), cho dùng bàn chải đánh răng có lông mềm với kích thước nhỏ. Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa flour. Trẻ em hơn 3 tuổi có thể sử dụng kem đánh răng trẻ em chứa flour, với lượng kem phết lên bàn chải bằng hạt đậu. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch mặt bên trong.

Cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng cho trẻ

Khi quyết định dùng kem đánh răng cho bé, mẹ hãy cẩn trọng với việc sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa fluor. Các bác sĩ nha khoa khuyên mẹ không nên sử dụng kem đánh răng có chứa flour vì khi trẻ nuốt phải sẽ rất nguy hiểm.

Cho trẻ ăn quá nhiều đường

Thức ăn bao gồm sữa, ngũ cốc và nước trái cây là đã đủ cho trẻ, không nên thêm đường hay mật vào. Do nhu cầu năng lượng gia tăng của cơ thể, ngoài ba bữa ăn chính, có thể cho trẻ ăn thêm ba bữa phụ. Tránh không cho trẻ ăn vặt cả ngày, nhất là các thức ăn - nước uống chứa nhiều đường dễ dính vào răng (như bánh ngọt, kẹo...).

Sâu răng do cách nuôi trẻ (do bú bình): Sâu răng trầm trọng có thể xảy ra ở trẻ bú bình thường xuyên, nhất là trước và trong khi ngủ. Khi ngủ, sự tiết nước bọt giảm, vì vậy tác dụng chải rửa trên răng và niêm mạc miệng cũng giảm. Sữa còn đọng lại trong miệng sẽ bị các vi khuẩn làm lên men, biến đổi thành acid lactic gây sâu răng. Không để trẻ ngậm bình hay vú mẹ trong lúc ngủ. Nếu trẻ phải bú mới ngủ nên cho trẻ bú nước lã và lấy bình ra khi trẻ đã ngủ.

Thường xuyên cho bé đi khám bác sĩ nha khoa

 

NHA KHOA PHÁP VIỆT QUẬN 9

 

Nên cho trẻ đến bác sĩ răng hàm mặt lần đầu tiên khi trẻ được 6 tháng tuổi để phát hiện các vấn đề sức khỏe toàn thân có liên quan đến răng miệng; đặc biệt do cách cho trẻ ăn (sâu răng do bú bình) và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng ngừa sâu răng. Duy trì chế độ 6 tháng tái khám 1 lần. Không nên chờ đến khi trẻ có răng sâu hay đau răng mới đến bác sĩ răng hàm mặt.

 

ĐỂ ĐƯỢC CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TỐT NHẤT CHO BẢN THÂN VÀ TRẺ NHỎ, HÃY ĐẾN TRỰC TIẾP PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN PHÁP VIỆT ĐỂ ĐƯỢC KHÁM VÀ TƯ VẤN CHÍNH XÁC NHẤT.

LIÊN HỆ HOTLINE: BS MINH   0937896579  ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

0.0           0 đánh giá
CÁCH CHĂM SÓC RĂNG CHO TRẺ

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho sản phẩm này! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cho em hỏi niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt không ạ?

Trong thế kỷ 21 hiện nay, việc chăm sóc nha khoa không chỉ đơn giản là duy trì sức khỏe răng miệng mà còn đánh mạnh vào mục tiêu có được khuôn mặt hài hòa và đẹp mắt. Một trong những quá trình phổ biến nhất để cải thiện tình trạng răng miệng và khuôn mặt của bạn là niềng răng. Tuy nhiên, câu hỏi phổ biến mà nhiều người quan tâm đó là liệu việc niềng răng có thay đổi khuôn mặt hay không? Chúng ta hãy cùng khám phá điều này trong bài viết sau đây.

Niềng răng trong suốt hay niềng răng mắc cài sứ, cái nào an toàn hiệu quả nhất

Trong thế kỷ 21, niềng răng không chỉ đơn thuần là phương pháp chỉnh nha để cải thiện vẻ ngoại hình mà còn trở thành một cách để nâng cao sức kháng của răng và nướu miệng, giúp tránh được nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, trước khi bạn quyết định niềng răng, có một câu hỏi mà nhiều người thường đặt ra: niềng răng trong suốt (aligner) hay niềng răng mắc cài sứ (bọc sứ), cái nào an toàn và hiệu quả nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cả hai phương pháp này để bạn có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho tình trạng răng của mình.

Làm răng implant có nguy hiểm không?

  Răng implant đã trở thành một giải pháp phổ biến cho những người mất răng và muốn khôi phục lại nụ cười và chức năng ăn uống. Tuy nhiên, trước khi quyết định thực hiện răng implant, nhiều người có những lo ngại về sự nguy hiểm và đau đớn liên quan đến quá trình này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình làm răng implant và xem xét liệu nó có nguy hiểm hay không.

Review làm răng implant có đau không, trải nghiệm thực tế

Làm răng implant là một quá trình phức tạp trong lĩnh vực nha khoa, nhằm thay thế răng bị mất bằng cách gắn một răng giả vào xương hàm. Với lợi ích kéo dài và tính thẩm mỹ cao, nhiều người quan tâm đến việc làm răng implant. Tuy nhiên, một trong những câu hỏi thường gặp nhất là liệu quá trình này có đau không? Bài viết này sẽ đưa ra một đánh giá chi tiết về trải nghiệm thực tế của quá trình làm răng implant, bao gồm cả mức độ đau đớn.

Nên làm cầu răng hay implant? Đâu là sự lựa chọn an toàn nhất

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai phương pháp thay thế răng phổ biến, cầu răng và implant, để bạn có thể lựa chọn phù hợp với tình trạng răng của mình và đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng của bạn.

Làm răng sứ sau bao lâu thì hết ê buốt? địa chỉ làm răng sứ trả góp

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về quá trình làm răng sứ, thời gian cần thiết để khắc phục tình trạng ê buốt, và địa chỉ uy tín để bạn có thể trải nghiệm dịch vụ làm răng sứ trả góp chất lượng nhất. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết để có một nụ cười hoàn hảo!