THAI SẢN VÀ CÁC BỆNH LÍ THƯỜNG GẶP Ở THAI PHỤ

17/07/2020
Tin tức

Mang thai lần đầu sẽ khiến cho phụ nữ cảm thấy hạnh phúc và cũng xen lẫn chút lo lắng. Vì vậy cần chuẩn bị tinh thần thật thổi mái, nghỉ ngơi đầy đủ trước khi mang thai. Đồng thời cũng phải có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng đầy đủ, tránh làm việc căng thẳng và các chất kích thích không có lợi cho sức khỏe của bà mẹ. Cần ngưng dùng thuốc tránh thai 3 tháng trước khi có thai.

Trong quá trình mang thai cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt và can xi để cả mẹ và bé đều phát triển khỏe mạnh.

 

NHA KHOA PHÁP VIỆT QUẬN 9

Chăm sóc răng miệng cho phụ nữ mang thai?

– Trước khi có thai cần kiểm tra sức khỏe răng miệng để đảm bảo an toàn ở mức cao nhất.

– Chế độ ăn uống cho phụ nữ mang thai cần phải được cân bằng để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho mẹ và dinh dưỡng cho bé. Hàm răng của bé sẽ bắt đầu phát triển từ tháng thứ 3 – 6 của thai kỳ, vì vậy phụ nữ mang thai cần phải cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin A, C, D, protein, phốt pho, sắt….

– Luôn giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2 lần 1 ngày bằng kem đánh răng có chứa Flour và dùng chỉ nha khoa sau khi ăn.

– Một vài trường hợp khẩn cấp bác sĩ sẽ can thiệp vào 3 tháng đầu thai kỳ, những trường hợp còn lại sẽ can thiệp vào 3 tháng giữa thai kỳ do 3 tháng đầu ốm nghén bệnh nhân dễ nôn ói khi ngửi mùi lạ.

– Đặc biệt, việc định kỳ thăm khám trong quá trình mang thai, cũng giúp thai phụ được đảm bảo an toàn răng miệng, tránh việc bỏ qua những mầm móng gây hại.

Các bệnh răng miệng mà phụ nữ mang thai thường gặp phải?

1. Viêm nướu

Đây là bệnh răng miệng phổ biến nhất liên quan đến việc có thai và thường bắt đầu sớm nhất vào tháng thứ hai của thai kỳ. Nếu trước đó đã bị viêm nướu thì khi mang thai tình trạng sẽ trầm trọng hơn rất nhiều. Trường hợp không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh viêm nướu có thể dẫn đến tình trạng viêm nha chu gây phá hủy các mô nâng đỡ răng dẫn đến mất răng.

2. U hạt thai nghén

Là tình trạng tổn thương dạng hạt mềm, dễ chảy máu. Thông thường những tổn thương này sẽ biến mất sau sinh. Nếu nó gây khó chịu và cản trở việc nhai hay vệ sinh răng miệng thì các nha sĩ có thể chỉ định cắt bỏ trong thời gian mang thai.

3. Sâu răng

Phụ nữ mang thai thường cần nhiều dinh dưỡng hơn bình thường để cho con phát triển vì vậy phụ nữ mang thai phải ăn nhiều hơn và hay ăn vặt. Trong những tháng đầu tiên tình trạng ốm nghén dễ gây nôn mửa khiến cho axit dịch vị trong dạ dày làm mất chất khoáng của răng, điều này dễ dẫn đến tình trạng răng yếu đi và dễ gây sâu răng.

 

ĐỂ ĐƯỢC CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TỐT NHẤT CHO BẢN THÂN VÀ TRẺ NHỎ, HÃY ĐẾN TRỰC TIẾP PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN PHÁP VIỆT ĐỂ ĐƯỢC KHÁM VÀ TƯ VẤN CHÍNH XÁC NHẤT.

LIÊN HỆ HOTLINE: BS MINH   0937896579  ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

0.0           0 đánh giá
THAI SẢN VÀ CÁC BỆNH LÍ THƯỜNG GẶP Ở THAI PHỤ

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho sản phẩm này! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cho em hỏi niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt không ạ?

Trong thế kỷ 21 hiện nay, việc chăm sóc nha khoa không chỉ đơn giản là duy trì sức khỏe răng miệng mà còn đánh mạnh vào mục tiêu có được khuôn mặt hài hòa và đẹp mắt. Một trong những quá trình phổ biến nhất để cải thiện tình trạng răng miệng và khuôn mặt của bạn là niềng răng. Tuy nhiên, câu hỏi phổ biến mà nhiều người quan tâm đó là liệu việc niềng răng có thay đổi khuôn mặt hay không? Chúng ta hãy cùng khám phá điều này trong bài viết sau đây.

Niềng răng trong suốt hay niềng răng mắc cài sứ, cái nào an toàn hiệu quả nhất

Trong thế kỷ 21, niềng răng không chỉ đơn thuần là phương pháp chỉnh nha để cải thiện vẻ ngoại hình mà còn trở thành một cách để nâng cao sức kháng của răng và nướu miệng, giúp tránh được nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, trước khi bạn quyết định niềng răng, có một câu hỏi mà nhiều người thường đặt ra: niềng răng trong suốt (aligner) hay niềng răng mắc cài sứ (bọc sứ), cái nào an toàn và hiệu quả nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cả hai phương pháp này để bạn có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho tình trạng răng của mình.

Làm răng implant có nguy hiểm không?

  Răng implant đã trở thành một giải pháp phổ biến cho những người mất răng và muốn khôi phục lại nụ cười và chức năng ăn uống. Tuy nhiên, trước khi quyết định thực hiện răng implant, nhiều người có những lo ngại về sự nguy hiểm và đau đớn liên quan đến quá trình này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình làm răng implant và xem xét liệu nó có nguy hiểm hay không.

Review làm răng implant có đau không, trải nghiệm thực tế

Làm răng implant là một quá trình phức tạp trong lĩnh vực nha khoa, nhằm thay thế răng bị mất bằng cách gắn một răng giả vào xương hàm. Với lợi ích kéo dài và tính thẩm mỹ cao, nhiều người quan tâm đến việc làm răng implant. Tuy nhiên, một trong những câu hỏi thường gặp nhất là liệu quá trình này có đau không? Bài viết này sẽ đưa ra một đánh giá chi tiết về trải nghiệm thực tế của quá trình làm răng implant, bao gồm cả mức độ đau đớn.

Nên làm cầu răng hay implant? Đâu là sự lựa chọn an toàn nhất

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai phương pháp thay thế răng phổ biến, cầu răng và implant, để bạn có thể lựa chọn phù hợp với tình trạng răng của mình và đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng của bạn.

Làm răng sứ sau bao lâu thì hết ê buốt? địa chỉ làm răng sứ trả góp

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về quá trình làm răng sứ, thời gian cần thiết để khắc phục tình trạng ê buốt, và địa chỉ uy tín để bạn có thể trải nghiệm dịch vụ làm răng sứ trả góp chất lượng nhất. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết để có một nụ cười hoàn hảo!