VẬT LIỆU DÙNG TRONG TRÁM RĂNG THẨM MỸ

18/07/2020
Tin tức

Trám răng là một dịch vụ nha khoa đã có từ rất lâu về trước và vô cùng quen thuộc với chúng ta giúp bảo vệ răng khỏi các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hóa chất tấn công, vi khuẩn hủy hoại tủy răng, khôi phục lại hình dáng thẩm mỹ cũng như chức năng nhai cho răng. Vậy các phương pháp trám răng hiện nay là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Với sự phát triển ngày càng cao của xã hội thì ngành nha khoa cũng được cải tiến rất nhiều, các vật liệu trám nha khoa được phát minh ngày càng nhiều hơn, tạo sự lựa chọn phong phú hơn cho bệnh nhân khi có nhu cầu muốn trám răng. Dưới đây là các phương pháp trám răng với từng loại vật liệu mà mọi người có thể tham khảo.

Vật liệu trám Amalgam

Amalgam là vật liệu trám răng truyền thống đã được sử dụng hàng trăm năm, được tạo nên từ hợp kim thủy ngân, bạc, đồng, thiếc. Hỗn hợp này có màu bạc nên trám Amalgam thường được gọi là trám bạc. Amalgam thường được dùng để trám cho các răng phía trong như răng hàm, răng tiền hàm.

Chất liệu Amalgam không độc, không kích ứng răng và mô mềm. Vật liệu này có chi phí thấp nhưng tuổi thọ cao, với độ bền tương đối tốt giúp thao tác trám nhanh chỉ cần trong một lần thực hiện. Miếng trám amalgam phải sau 24 giờ mới đạt được đến độ cứng ổn định của nó, vì vậy, bệnh nhân không được nhai thức ăn ngay sau khi trám xong.

Hạn chế của Amalgam là có màu không trùng khớp với màu răng nên tính thẩm mỹ không cao do đó không được dùng để  trám răng cửa. Sau khi trám xong có thể có vài mảnh vụn rơi ra khi ăn nhai, những phụ nữ có thai không nên sử dụng trám amalgam để tránh dị ứng có thể xảy ra. Ngoài ra, sau khi trám với amalgam thì răng có thể bị nhạy cảm với nhiệt độ thực phẩm vì amalgam dẫn nhiệt tốt.

NHA KHOA PHÁP VIỆT QUẬN 9


Vật liệu trám răng Amalgam

Vật liệu trám bằng kim loại quý

Loại vật liệu trám răng truyền thống này là hợp kim của bạc, đồng có độ cứng chắc rất cao, hơn cả Amalgam, cũng thường được dùng để trám cho răng hàm và tiền hàm do màu sắc quá chênh lệch so với màu răng thật. Hợp kim này có tuổi thọ khá cao nhưng cũng có giá thành không rẻ, để hoàn tất cần đến hai lần thực hiện theo kỹ thuật Inlay/Onlay tức là tạo xoang trám trước, sau đó lấy dấu răng và đúc miếng trám ở bên ngoài rồi gắn trở lại trên răng.

NHA KHOA PHÁP VIỆT QUẬN 9


Vật liệu trám răng kim loại quý

Vật liệu trám GIC

Loại vật liệu trám răng này thường được sử dụng cho các răng ít phải chịu lực nhai mạnh, có thể dùng để trám tạm. GIC có màu gần tương đồng với màu răng tự nhiên, đặc biệt trong thành phần có chứa fluoride có khả năng chống sâu răng.

GIC cho phép thao tác nhanh và dễ dàng hơn cả composite nên chỉ cần 1 lần hẹn là có thể hoàn thành trám thẩm mỹ. Tuy nhiên, GIC dễ vỡ, tuổi thọ không cao như các chất liệu khác và thường phù hợp để hàn trám cổ răng bị mòn.

 

Vật liệu trám răng Composite

Composite là chất liệu trám được ưu chuộng hiện nay do có tính thẩm cao, màu tự nhiên như màu răng, do đó sau khi trám không có sự chênh lệch với răng thật, không bị lộ khi giao tiếp, thường được sử dụng trám những vị trí đòi hỏi tính thẩm mỹ cao như răng cửa.

Vật liệu trám răng composite dễ thao tác trong khi trám giúp rút ngắn thời gian thực hiện, chỉ cần 1 lần hẹn là hoàn tất trám composite. Giá thành của composite cũng hợp túi tiền với nhiều đối tượng hơn.

Hạn chế lớn nhất của composite là miếng trám có thể đổi màu sau vài năm và độ chịu lực không cao và thường sau 2-3 năm bạn có thể phải hàn trám lại do vật liệu bị bong bật ra khỏi bề mặt trám do tác dụng của lực nhai hoặc kích thích nóng lạnh.

NHA KHOA PHÁP VIỆT QUẬN 9


Vật liệu trám răng Composite

Chúng ta hãy xem lại ưu nhược điểm của các vật liệu trám răng phổ biến hiện nay:

 

Vật liệu

Amalgam

Kim loại quý

GIC

Composite

Ưu điểm

- Độ bền kéo dài ít nhất là 10 đến 15 năm.

- Có thể chịu được lực nhai mạnh.

- Chi phí rẻ

- Có độ bền cao, kéo dài ít nhất là 10 đến 15 năm, không ăn mòn.

- Chịu lực tốt, có thể chịu được lực nhai bình thường.

- Về mặt thẩm mỹ, ánh vàng nhìn dễ chịu hơn so với ánh trám bạc.

- Chi phí rẻ

- Màu sắc gần giống với răng thật.

- Trong hỗn hợp có chứa flour chống sâu răng.

- Bám vào răng rất chắc

 - Màu giống màu răng tự nhiên.

- Độ cứng, độ chịu lực, chịu mòn của composite cũng cao hơn xi măng.

- Đa số trường hợp trám trực tiếp chỉ mất 1 lần hẹn.

Nhược điểm

- Màu sắc không giống với răng tự nhiên.

- Phải loại bỏ phần răng lành mạnh để tạo ra một không gian đủ lớn để giữ hỗn hợp đã làm.

- Trám hỗn hợp làm đổi màu, có thể tạo ra một màu xám cho cấu trúc răng xung quanh.

 

- Màu sắc không giống với răng tự nhiên.

- Chi phí cao hơn trám bạc khá nhiều.

- Mất thời gian, phải đến phòng nha ít nhất 2 lần hẹn.

 

- Khả năng chịu lực và chống mòn kém do đó chỉ dùng để hàn cổ răng, là nơi dễ phát sinh sâu răng và ít chịu tác động của ngoại lực có cường độ lớn.

- Trám composite có giá thành khá cao.

- Miếng trám có thể đổi màu sau vài năm.

 

 

Qua những thông tin trên đây, hy vọng mọi người đã có thể hiểu rõ hơn về các phương pháp trám răng hiện nay. Để biết được chính xác nhất mình phù hợp với phương pháp nào, các bạn nên đến trực tiếp Nha khoa Pháp Việt để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn được cụ thể hơn.

NẾU BẠN CÒN ĐANG BĂN KHOĂN VỀ TRÁM RĂNG THẨM MỸ,  VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN -  BS. MINH: 0937896579

HOẶC CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC SẮP LỊCH.

0.0           0 đánh giá
VẬT LIỆU DÙNG TRONG TRÁM RĂNG THẨM MỸ

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho sản phẩm này! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cho em hỏi niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt không ạ?

Trong thế kỷ 21 hiện nay, việc chăm sóc nha khoa không chỉ đơn giản là duy trì sức khỏe răng miệng mà còn đánh mạnh vào mục tiêu có được khuôn mặt hài hòa và đẹp mắt. Một trong những quá trình phổ biến nhất để cải thiện tình trạng răng miệng và khuôn mặt của bạn là niềng răng. Tuy nhiên, câu hỏi phổ biến mà nhiều người quan tâm đó là liệu việc niềng răng có thay đổi khuôn mặt hay không? Chúng ta hãy cùng khám phá điều này trong bài viết sau đây.

Niềng răng trong suốt hay niềng răng mắc cài sứ, cái nào an toàn hiệu quả nhất

Trong thế kỷ 21, niềng răng không chỉ đơn thuần là phương pháp chỉnh nha để cải thiện vẻ ngoại hình mà còn trở thành một cách để nâng cao sức kháng của răng và nướu miệng, giúp tránh được nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, trước khi bạn quyết định niềng răng, có một câu hỏi mà nhiều người thường đặt ra: niềng răng trong suốt (aligner) hay niềng răng mắc cài sứ (bọc sứ), cái nào an toàn và hiệu quả nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cả hai phương pháp này để bạn có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho tình trạng răng của mình.

Làm răng implant có nguy hiểm không?

  Răng implant đã trở thành một giải pháp phổ biến cho những người mất răng và muốn khôi phục lại nụ cười và chức năng ăn uống. Tuy nhiên, trước khi quyết định thực hiện răng implant, nhiều người có những lo ngại về sự nguy hiểm và đau đớn liên quan đến quá trình này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình làm răng implant và xem xét liệu nó có nguy hiểm hay không.

Review làm răng implant có đau không, trải nghiệm thực tế

Làm răng implant là một quá trình phức tạp trong lĩnh vực nha khoa, nhằm thay thế răng bị mất bằng cách gắn một răng giả vào xương hàm. Với lợi ích kéo dài và tính thẩm mỹ cao, nhiều người quan tâm đến việc làm răng implant. Tuy nhiên, một trong những câu hỏi thường gặp nhất là liệu quá trình này có đau không? Bài viết này sẽ đưa ra một đánh giá chi tiết về trải nghiệm thực tế của quá trình làm răng implant, bao gồm cả mức độ đau đớn.

Nên làm cầu răng hay implant? Đâu là sự lựa chọn an toàn nhất

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai phương pháp thay thế răng phổ biến, cầu răng và implant, để bạn có thể lựa chọn phù hợp với tình trạng răng của mình và đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng của bạn.

Làm răng sứ sau bao lâu thì hết ê buốt? địa chỉ làm răng sứ trả góp

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về quá trình làm răng sứ, thời gian cần thiết để khắc phục tình trạng ê buốt, và địa chỉ uy tín để bạn có thể trải nghiệm dịch vụ làm răng sứ trả góp chất lượng nhất. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết để có một nụ cười hoàn hảo!