BỆNH NHA CHU - KỲ 2: NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

18/07/2020
Tin tức

Kỳ trước, chúng ta đã biết thêm về bệnh nha chu cũng như các triệu chứng thường gặp. Hôm nay hãy cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân và hậu quả của bệnh lý thường gặp ở răng này.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH NHA CHU

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh nha chu, chủ yếu bao gồm:

 

Nguyên nhân gây bệnh

 

  • Thay đổi nội tiết, chẳng hạn như thời gian mang thai, tuổi dậy thì, mãn kinh và kì kinh nguyệt hàng tháng, là một số giai đoạn có thể làm cho nướu nhạy cảm và bệnh viêm lợi xuất hiện dễ dàng hơn;
  • Bệnh tật: Một số bệnh như ung thư hoặc HIV làm suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc bệnh tiểu đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả bệnh nha chu và sâu răng;
  • Thuốc: Một số thuốc có thể làm giảm lưu lượng của nước bọt mà nước bọt lại có tác dụng bảo vệ răng và nướu răng. Một số loại thuốc, chẳng hạn như các thuốc chống co giật Dilantin® và thuốc chống đau thắt ngực Procardia® và Adalat®, có thể gây ra sự phát triển bất thường của các mô nướu;
  • Thói quen xấu như hút thuốc lá có thể gây ra tổn thương mô nướu rất khó để tự phục hồi;
  • Thói quen vệ sinh răng miệng kém như không đánh răng và không dùng chỉ nha khoa hàng ngày, tạo điều kiện cho bệnh viêm lợi hình thành dễ dàng;
  • Ngoài ra, nếu tiền sử gia đình mắc bệnh răng miệng thì xác suất bị bệnh nha chu cũng cao.

DIỄN BIẾN QUÁ TRÌNH VIÊM NHA CHU

Bệnh gồm 4 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Hình thành các mảng bám

Ở giai đoạn này, vi khuẩn có hại tích tụ lại ở chân răng, viền lợi và kẽ răng, bắt đầu hình thành các mảng bám gọi là vôi răng. Người bệnh thường không cảm thấy được dấu hiệu bất thường trong miệng.

Vôi răng bám sát nướu khiến vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và phát triển

Giai đoạn 2: Bắt đầu viêm nhiễm

Theo thời gian, vôi răng gây kích thích nướu, khiến nướu sưng phồng, nhạy cảm và dễ chảy máu khi có tác động như chải răng, ăn uống, xỉa răng...

Giai đoạn 3: Hình thành túi nha chu

Giữa răng và nướu sẽ hình thành túi nha chu (túi mủ) chứa vi khuẩn và chất mủ.

Giai đoạn 4: Răng và ổ xương răng bị phá hủy

Các vi khuẩn tiếp tục tích tụ, sinh sôi và phát triển trong môi trường viêm nhiễm, làm phá huỷ khung xương ổ răng, khiến răng lung lay, lợi tụt xuống, dễ bị tổn thương.

HẬU QUẢ CỦA BỆNH NHA CHU

 

Hậu quả bệnh viêm nha chu

 

  • Gây ra các vấn đề răng miệng
  • Viêm nha chu hủy hoại các mô nâng có tác dụng nâng đỡ và cố định răng.
  • Tình trạng nặng dần dẫn tới việc răng lung lay nhiều, ăn nhai khó khăn, thậm chí mất răng.
  • Chỗ mô bị tổn thương dễ tích tụ nhiều vi khuẩn, sinh ra mùi hôi miệng khó chịu.
  • Dẫn tới các bệnh nghiêm trọng với cơ thể
  • Gây bệnh tiểu đường: Nhiễm trùng nha chu theo đường tuần hoàn máu tới các tế bào gây hiện tượng kháng insulin. Tuyến tụy sẽ bị suy nhược sau một thời gian dài cố gắng tiết insulin để hấp thụ glucose, lâu dần gây bệnh tiểu đường.
  • Gây bệnh tim mạch: vi khuẩn nha chu có thể theo đường tuần hoàn máu tác động trực tiếp lên tim. Hoặc độc tố của nha chu sẽ tác động tới gan, sản sinh ra những chất gây hại cho tim mạch.
  • Gây sinh non, em bé thiếu cân: vi khuẩn nha chu làm tăng Prostaglandin gây ra sự giãn nở, co thắt tử cung dẫn tới sinh non và em bé thiếu cân khi ra đời.

​BẠN CÓ VẤN ĐỀ VỀ NHA CHU, VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN THÊM -  BS. MINH: 0937896579

HOẶC CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC SẮP LỊCH.

Xem thêm: BỆNH NHA CHU - KỲ 1: CÁC TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT

0.0           0 đánh giá
BỆNH NHA CHU - KỲ 2: NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho sản phẩm này! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

CẠO VÔI RĂNG ĐAU KHÔNG, CÓ LÀM TỔN HẠI ĐẾN MEN RĂNG KHÔNG?

Vôi răng không chỉ gây mất thẩm mỹ, còn gây hại cho răng miệng khi đây là nơi cư ngụ của nhiều loại vi khuẩn. Do đó, nên lấy vôi răng theo định kỳ 3-6 tháng/lần là giải pháp giúp loại bỏ hoàn toàn cặn vụn lắng đọng, mảng bám đã bị vôi hóa ở thân răng, nướu răng. Vậy cạo vôi răng đau không, có làm tổn hại đến men răng không?

CÓ BAO NHIÊU PHƯƠNG PHÁP ĐÍNH ĐÁ VÀO RĂNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý 

Hiện nay có 2 phương pháp đính đá vào răng. Mỗi phương pháp sẽ có kỹ thuật và đặc điểm riêng khác nhau. Bài viết ngay dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin liên quan đến việc đính đá răng. Có bao nhiêu phương pháp đính đá răng và những điều cần lưu ý. 

ĐÍNH ĐÁ RĂNG LÀ GÌ? TẠI SAO NÓ LẠI ĐƯỢC ƯA CHUỘNG HIỆN NAY.

Bên Cạnh sự ra đời của hàng loạt các phương pháp thẩm mỹ nha khoa làm đẹp như: tẩy trắng răng, chỉnh nha niềng răng… kỹ thuật đính đá vào răng đang trở thành một trong những trào lưu rất được khách hàng ưa chuộng.  Sở dĩ có điều này vì theo lời nhận xét của các khách hàng thì đính đá giúp cho hàm răng đẹp của bạn càng trở nên nổi bật khi tươi cười. Tại Nha Khoa  Bác Sĩ Minh bạn sẽ nhanh chóng thay đổi diện mạo của mình bằng nụ cười rạng rỡ, đầy tự tin sau khi thực hiện đính đá vào răng bằng công nghệ tiên tiến nhất.

Những điều cần biết về trám răng thẩm mỹ

Trám răng thẩm mỹ là phương pháp phục hình răng được sử dụng khá phổ biến hiện nay được rất nhiều khách hàng sử dụng, Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về phương pháp này và để tìm được nha khoa trám răng thẩm mỹ uy tín thì cũng không phải là điều dễ dàng.

Các phương pháp điều trị sâu răng hiện nay

Hiện nay sâu răng xuất hiện ở mọi lứa tuổi không chỉ ở lứa tuổi thiếu nhi mà các tuổi thanh thiếu niên, trung niên thậm chí người già vẫn bị sâu răng. Sâu răng trãi qua quá trình từ nhẹ đến nặng và việc điều trị sâu răng cũng phụ thuộc vào tình trạng răng bị sâu.

Sâu Răng Là Gì? Tác Hại Của Bệnh Sâu Răng Như Nào?

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam mà bất kỳ ai cũng từng bị một lần trong đời mắc phải. Khi bị sâu răng, người bệnh không chỉ cảm thấy đau nhức, gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều tác hại khác nếu không chữa trị kịp thời. Vậy Sâu Răng Là Gì? Tác Hại Của  Bệnh Sâu Răng Như Nào?