NHỮNG TÁC HẠI CỦA SÂU RĂNG SỮA Ở TRẺ EM BẠN NÊN BIẾT

17/07/2020
Tin tức

Nguyên nhân sâu răng ở trẻ có thể do mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện, lớp men răng sữa còn mỏng nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Sâu răng sữa cũng dễ xảy ra đối với các bé mà bà mẹ trong giai đoạn mang thai ăn uống thiếu canxi, dẫn đến men răng của bé dễ bị yếu và dễ chịu những tác động từ bên ngoài như vi khuẩn gây bệnh.

Nguyên nhân sâu răng ở trẻ có thể do mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện, lớp men răng sữa còn mỏng nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Sâu răng sữa cũng dễ xảy ra đối với các bé mà bà mẹ trong giai đoạn mang thai ăn uống thiếu canxi, dẫn đến men răng của bé dễ bị yếu và dễ chịu những tác động từ bên ngoài như vi khuẩn gây bệnh. Do đó, có những trường hợp tuy bé không sử dụng nhiều đồ ngọt nhưng răng vẫn dễ bị sâu, yếu và mủn dần.

 

NHA KHOA PHÁP VIỆT QUẬN 9

 

Bên cạnh yếu tố bẩm sinh răng kém chắc khỏe thì vệ sinh răng miệng kém cũng là nguyên nhân cơ bản khiến cho tình trạng răng miệng của bé ngày càng xấu đi. Trẻ em, đặc biệt là bé dưới 8 tuổi thường chưa có ý thức vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách. Thêm vào đó, ăn nhiều đồ ngọt như kẹo, bánh, socola sẽ dễ làm cho răng của bé bị vi khuẩn tấn công. Chính vì lẽ đó, sự quan tâm của cha mẹ đến tình trạng răng miệng sẽ quyết định đến sức khỏe răng miệng của trẻ.

TÁC HẠI CỦA VIỆC SÂU RĂNG SỮA Ở TRẺ EM MÀ BA MẸ CẦN NÊN BIẾT

Răng luôn bị đau buốt, không thể ăn đồ ăn cứng, không nhai được thức ăn mà phải xay nhuyễn là những tác hại đầu tiên mà trẻ gặp phải khi bị sâu răng sữa, kéo theo đó là tình trạng sức khỏe toàn thân sẽ bị ảnh hưởng do không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng qua ăn uống. Sâu răng sữa không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhai của trẻ mà còn ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hoá như dạ dày. Tình trạng sâu răng sữa cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm xương hàm, viêm và áp xe các phần mềm vùng miệng… buộc phải điều trị lâu dài và tốn kém.

Ảnh hưởng lâu dài về sau do răng sữa của trẻ bị sâu không được điều trị là quá trình mọc răng vĩnh viễn của bé bị ảnh hưởng nặng nề, xương hàm phát triển không đúng mức dễ dẫn đến lệch hàm. Nếu răng sữa bị sâu, rụng trước thời điểm thay răng quá lâu sẽ làm răng vĩnh viễn khó mọc, do lợi bị cứng, xơ hóa, gây cản trở quá trình mọc răng. Lợi xơ cứng không chỉ làm răng mọc chậm mà cũng là nguyên nhân gây răng mọc xiên, mọc lệch do mầm răng không mọc thẳng lên mà có xu hướng ngả về hai bên rìa lợi mềm hơn, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe.

 

NHA KHOA PHÁP VIỆT QUẬN 9

 

Nguy hiểm hơn, những chiếc răng sâu chính là các ổ nhiễm khuẩn, là nguyên nhân gián tiếp gây nên các bệnh hô hấp, khớp, tim mạch hay viêm xoang.

Có nhiều bậc cha mẹ cho rằng tình trạng sâu răng sữa ở trẻ không quan trọng bởi sẽ dần được thay thế bằng răng vĩnh viễn, do đó không có các biện pháp điều trị kịp thời.

Theo thống kê của Bộ Y Tế thì chỉ có 4,7% trẻ sâu răng được đi hàn, chữa răng và chỉ 0,2% trẻ sâu răng vĩnh viễn được hàn răng. 65% số phụ huynh của trẻ cho biết, đã từng đưa con đi khám, chữa răng nhưng chỉ trong trường hợp răng của trẻ bị lung lay hoặc răng đã hỏng không thể phục hồi được. 81% trẻ em từ 4 – 8 tuổi bị sâu răng sữa, 16,3% bị sâu răng vĩnh viễn, 25,3% bị mất răng sữa và 90,4% trẻ có cặn bám trên răng. Có một thực tế nếu răng sữa nếu sâu quá mức mà không có phương pháp điều trị cụ thể có thế gây ảnh hưởng đến ổ xương răng, khiến cho răng vĩnh viễn sau này khi mọc sẽ bị lệch lạc và dễ mắc các bệnh lý răng miệng.

 

NHA KHOA PHÁP VIỆT QUẬN 9

CÁCH CHỮA SÂU RĂNG VÀ PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG Ở TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO?

Cho dù là răng sữa thì việc chăm sóc răng miệng cũng không thể bỏ qua. Trẻ em thường chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh răng miệng, đặc biệt là bé từ 4-8 tuổi, do đó sự hướng dẫn, giám sát của cha mẹ là rất quan trọng. Hãy hướng cho trẻ chải răng thường xuyên, chải đều ở các mặt răng với bàn chải lông mềm, hướng dẫn, khuyến khích trẻ dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng.

Với những trường hợp bé bị sâu răng nặng, vỡ mẻ thì bắt buộc cần phải đi hàn trám răng để bảo tồn răng và tránh những tác động có hại cho những răng kế cận. Việc thăm khám định kỳ 6 tháng/lần cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh lý răng miệng và có hướng điều trị cụ thể để khi răng mọc vĩnh viễn sẽ có khuôn hàm đều đặn nhất.

 

ĐỂ ĐƯỢC CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TỐT NHẤT CHO BẢN THÂN VÀ TRẺ NHỎ, HÃY ĐẾN TRỰC TIẾP PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN PHÁP VIỆT ĐỂ ĐƯỢC KHÁM VÀ TƯ VẤN CHÍNH XÁC NHẤT.

LIÊN HỆ HOTLINE: BS MINH   0937896579  ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

0.0           0 đánh giá
NHỮNG TÁC HẠI CỦA SÂU RĂNG SỮA Ở TRẺ EM BẠN NÊN BIẾT

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho sản phẩm này! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cho em hỏi niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt không ạ?

Trong thế kỷ 21 hiện nay, việc chăm sóc nha khoa không chỉ đơn giản là duy trì sức khỏe răng miệng mà còn đánh mạnh vào mục tiêu có được khuôn mặt hài hòa và đẹp mắt. Một trong những quá trình phổ biến nhất để cải thiện tình trạng răng miệng và khuôn mặt của bạn là niềng răng. Tuy nhiên, câu hỏi phổ biến mà nhiều người quan tâm đó là liệu việc niềng răng có thay đổi khuôn mặt hay không? Chúng ta hãy cùng khám phá điều này trong bài viết sau đây.

Niềng răng trong suốt hay niềng răng mắc cài sứ, cái nào an toàn hiệu quả nhất

Trong thế kỷ 21, niềng răng không chỉ đơn thuần là phương pháp chỉnh nha để cải thiện vẻ ngoại hình mà còn trở thành một cách để nâng cao sức kháng của răng và nướu miệng, giúp tránh được nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, trước khi bạn quyết định niềng răng, có một câu hỏi mà nhiều người thường đặt ra: niềng răng trong suốt (aligner) hay niềng răng mắc cài sứ (bọc sứ), cái nào an toàn và hiệu quả nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cả hai phương pháp này để bạn có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho tình trạng răng của mình.

Làm răng implant có nguy hiểm không?

  Răng implant đã trở thành một giải pháp phổ biến cho những người mất răng và muốn khôi phục lại nụ cười và chức năng ăn uống. Tuy nhiên, trước khi quyết định thực hiện răng implant, nhiều người có những lo ngại về sự nguy hiểm và đau đớn liên quan đến quá trình này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình làm răng implant và xem xét liệu nó có nguy hiểm hay không.

Review làm răng implant có đau không, trải nghiệm thực tế

Làm răng implant là một quá trình phức tạp trong lĩnh vực nha khoa, nhằm thay thế răng bị mất bằng cách gắn một răng giả vào xương hàm. Với lợi ích kéo dài và tính thẩm mỹ cao, nhiều người quan tâm đến việc làm răng implant. Tuy nhiên, một trong những câu hỏi thường gặp nhất là liệu quá trình này có đau không? Bài viết này sẽ đưa ra một đánh giá chi tiết về trải nghiệm thực tế của quá trình làm răng implant, bao gồm cả mức độ đau đớn.

Nên làm cầu răng hay implant? Đâu là sự lựa chọn an toàn nhất

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai phương pháp thay thế răng phổ biến, cầu răng và implant, để bạn có thể lựa chọn phù hợp với tình trạng răng của mình và đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng của bạn.

Làm răng sứ sau bao lâu thì hết ê buốt? địa chỉ làm răng sứ trả góp

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về quá trình làm răng sứ, thời gian cần thiết để khắc phục tình trạng ê buốt, và địa chỉ uy tín để bạn có thể trải nghiệm dịch vụ làm răng sứ trả góp chất lượng nhất. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết để có một nụ cười hoàn hảo!